Game thực tế ảo đang là một chủ đề được nhiều người tìm hiểu gần đây. Tuy rằng ở Việt Nam tựa game này chưa thực sự phát triển, nhưng trên thế giới có khá nhiều nhà phát triển dòng game này.
Để có thể chơi được các tựa game thực tế ảo, bạn phải tốn một khoản chi phí để sắm các thiết bị chuyên dụng, tùy theo chất lượng mà bạn cần phải bỏ ra số tiền tương ứng.
Dưới đây là 6 điều về thiết bị chơi game thực tế ảo bạn cần ghi nhớ được pokemonviet.info tổng hợp lại.
1. Hộp xử lý
Có thể nói đây là phần quan trọng nhất của một bộ máy chơi game thực tế ảo. Thiết bị này có nhiệm vụ xử lý và phối hợp hoạt động của PS4, kính, camera cũng như hình ảnh được trình chiếu.
Hộp xử lý game VR
Phần vỏ hoàn thiện dạng nhựa nhám, thiết kế khá vuông vức với các đường cắt xẻ mạnh.
Phần bên phải của thiết bị có thể được trượt lên xuống giúp kết nối dây cáp ở 2 mặt được thuận tiện hơn. Mặt khác mình cho rằng việc trượt lên phía trước, đẩy các cổng cắm sâu vào trong giúp dây kết nối với kính được cố định chắc hơn.
2. Kính thực tế ảo
Đây là thiết bị giúp cho người dùng có được trải nghiệm vốn có của một game thực tế ảo. Thiết bị có trọng lượng khá nhẹ, thiết kế để người sử dụng có thể đeo vào đầu, sau khi đeo hoàn chỉnh lên sẽ cố định lại bằng một vòng răng ở phía sau đầu. Mặt khác, ở bên dưới cụm kính còn có một nút bấm để điều chỉnh kính ra vào sao cho mắt nhìn thấy hình ảnh là rõ nét nhất, cảm giác đeo cũng thoải mái nhất.
Kính thực tế ảo khi chơi game VR
Hiện chỉ có 3 công ty sản xuất kính thực tế ảo cao cấp: Sony, Facebook, và HTC/Valve tương ứng với các thiết bị: PlayStation VR, Oculus Rift, và HTC Vive.
– Kính thực tế ảo Oculus Rift trị giá 600 USD, đi kèm một tay cầm Xbox One
– Kính thực tế ảo PlayStation VR trị giá 400 USD, yêu cầu thêm PlayStation Camera (bán riêng, giá 60 USD) trong khi giá cho một máy PlayStation 4 là 350 USD.
– Kính thực tế ảo HTC Vive trị giá 800 USD, gồm 1 headset, 2 cần điều khiển chuyển động và 2 hộp (camera) theo dõi chuyển động. Gói sản phẩm này mắc nhất, nhưng nó cung cấp đầy đủ đồ chơi cho một phòng VR tiêu chuẩn.
3. Cụm camera
Có 2 camera được bố trí trên một thanh hình ống, đi kèm theo là một chiếc dock có thể điều chỉnh góc ngẩng lên xuống tương ứng với vị trí ngồi trong không gian.
Cụm camera game thực tế ảo
Camera cảm ứng là yếu tố không thể thiếu để trải nghiệm VR đầy đủ, bởi nếu chỉ có headset không, người chơi chỉ như đang xem một cảnh quay 3D không hơn không kém.
4. Các loại dây trong thiết bị
Các headset VR đều có dây dợ rất dài để trừ hao trong các trường hợp người chơi di chuyển nhiều trong thế giới VR. Bên cạnh đó, rất khó để người dùng tránh đụng chạm với đồ vật xung quanh khi mắt của họ đã bị một headset to đùng cản trở.
Các loại dây trong thiết bị game VR
Vì vậy, để trải nghiệm nội dung VR tối ưu nhất, các tay chơi hi-end cần sắm thêm một không gian thoáng đãng nữa. Trong các dàn VR, thì HTC Vive có một chức năng độc đáo: nó mô phỏng lại được chướng ngại vật ngoài đời thực và đưa chúng vào trong thế giới ảo.
5. Cần điều khiển
Nếu như camera nhận nhiệm vụ cảm biến chuyển động của người chơi thì tay cầm sẽ chịu trách nhiệm điều hướng và di chuyển.
Cần điều khiển khi chơi game VR
Thường thì người chơi phải dùng tay cầm bán kèm headset VR để tương thích 100%. Bên cạnh đó, vẫn có một vài game hỗ trợ gamepad truyền thống.
6. Cảm giác buồn nôn, choáng váng khi chơi game
Trong một thí nghiệm tại văn phòng của Tech Insider, có 70-80% người chơi VR bộc lộ triệu chứng “say” (buồn nôn, choáng váng).
Cảm giác buồn nôn, choáng váng khi chơi game thực tế ảo
Triệu chứng này không giới hạn ở loại hình giải trí, có thể là game hay phim ảnh. Do đó, trước khi muốn kết thân với VR, hãy đảm bảo bạn không có tiền sử bị say tàu xe, say sóng…