Cập nhật vào 07/12
Sau đây là một số những cách trị bệnh động kinh tại nhà hiệu quả mà bạn nên biết. Hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết nhiều hơn nhé!
Mắc phải động kinh là điều mà không ai trong chúng ta mong muốn bởi những cơn co giật có thể gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và cuộc sống thường ngày. Và nếu chẳng may gặp phải, bạn cũng đừng quá lo lắng. Bạn có thể tham khảo một số cách điều trị bệnh động kinh tại hellodoctors.vn. Bên cạnh các thuốc điều trị của bác sĩ, một số cách đơn giản trong bài viết dưới đây có thể giúp bạn sớm kiểm soát bệnh, ngăn ngừa cơn co giật hiệu quả.
1. Một số bài thuốc chữa bệnh động kinh đơn giản có thể thực hiện tại nhà
Trước tiên bạn có thể tham khảo một số bài thuốc đơn giản có thể tự thực hiện giúp cải thiện tình trạng động kinh.
Bài thuốc chữa động kinh bằng vỏ bưởi
Theo đông y, vỏ bưởi còn được gọi là Cam phao, vị đắng, tính không độc, trừ đờm, trị phong, tiêu thủng, đã được dân gian dùng để chữa bệnh giật kinh phong, múa giật, ho có co giật rất có hiệu quả.
Cách dùng: Vỏ quả và lá được dùng uống trong dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày dùng 10-15g, ngày uống 3 lần trước các bữa ăn.
Tuy nhiên, trong quá trình chữa bệnh giật kinh phong cần phải kết hợp với với uống thuốc điều trị, vì chỉ sử dụng sắc uống vỏ bưởi thì một số bệnh nặng khó khỏi, dễ bị tái phát. Do đó, việc kết hợp này không những làm giảm tình trạng co giật, mà còn có tác dụng trị bệnh từ bên trong, vậy nên hiệu quả đạt được sẽ rất cao.
Bài thuốc chữa động kinh bằng quả phật thủ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các bộ phận của cây phật thủ như thân, lá, vỏ quả đều có chứa tinh dầu, hoạt chất như lisnonoid, hesperosid…; nhiều vitamin B1, B6, B12, C, E… và khoáng chất như kẽm, canxi, sắt, selen… có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh động kinh, ngăn ngừa cơn co giật xuất hiện hiệu quả.
Cách dùng: Rễ cây phật thủ 30g, gà mái tơ lông trắng 1 con làm sạch cho vào ninh chín, uống hết nước canh và ăn gà, dùng bài thuốc này 3 lần/1 tuần sẽ cho thấy kết quả rất tốt.
2. Những lưu ý quan trọng khi điều trị bệnh động kinh tại nhà
Ghi lại “nhật ký” cơn động kinh, co giật
Bạn nên ghi chú về thời gian thường xuất hiện các cơn động kinh, chẳng hạn như trong chu kỳ kinh nguyệt, khi vận động hay làm việc nặng, căng thẳng mệt mỏi, thay đổi thời tiết… và các thông tin khác liên quan đến việc sử dụng thuốc, tác dụng phụ hay gặp, tất cả những điều này có thể giúp ích rất nhiều cho bác sĩ trong chẩn đoán bệnh và xác định hướng điều trị phù hợp.
Chia sẻ tình trạng bệnh với người khác để có được lời khuyên hữu ích
Nếu bạn không may mắc phải bệnh động kinh, đừng ngần ngại chia sẻ bệnh của mình với những người bệnh khác để tìm ra sự đồng cảm. Biết đâu bạn lại nhận được nhiều thông tin bổ ích trong điều trị và kiểm soát cơn động kinh từ những người đó.
Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
Việc sử dụng thuốc chống động kinh là chỉ định bắt buộc trong việc điều trị căn bệnh này, bởi vậy bạn cần uống thuốc đều đặn, tránh bỏ liều, không tự ý dừng thuốc hoặc giảm liều đột ngột. Khi cơn động kinh đã giảm, bạn nên tới thăm khám lại tại bệnh viện để bác sĩ điều chỉnh liều phù hợp.
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử
Một số người khi tiếp xúc lâu với đèn nhấp nháy từ màn hình máy tính, điện thoại di động, laptop hay các thiết bị điện tử khác có thể bị co giật, động kinh nhiều hơn, do vậy, bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị này. Ngoài ra, việc thư giãn giúp mắt nghỉ ngơi sau khoảng 30 phút làm việc cũng sẽ giúp bạn tránh bị tái phát bệnh.
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn
Tham gia tập thể dục hằng ngày vừa giúp tâm trạng của bạn tốt hơn, vừa giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nếu bạn cảm thấy rằng việc quá mệt mỏi về thể chất hoặc quá nóng có thể khởi phát cơn động kinh thì nên tránh tập thể dục ở nhiệt độ cao, nghỉ ngơi và uống nhiều nước trong khi tập luyện. Cùng với đó, bạn không nên chơi các môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực như bơi lội, đi bộ đường dài, leo núi để tránh các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi cơn động kinh xuất hiện bất ngờ.
>>>Xem thêm…: Những trường đại học có sinh viên dạy Sinh học giỏi nhất Hà Nội
Thư giãn tinh thần, giảm stress, căng thẳng tâm lý
Sự căng thẳng là một trong những yếu tố làm khởi phát cơn động kinh, do đó, người bệnh nên tham gia vào các bài tập thư giãn tinh thần như thiền, yoga, hít sâu thở chậm,… và kết hợp với nghe nhạc khi tham gia các bài tập này. Khi cảm thấy có thể có cơn động kinh sắp xuất hiện, người bệnh cần bình tĩnh, ngừng suy nghĩ và thả lỏng tinh thần.