Cập nhật vào 07/12
Viêm da tiếp xúc là bệnh ngoài da mãn tính ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người lớn ở các vùng da trên cơ thể và đặc biệt là da mặt. Viêm da tiếp xúc ở mặt gây mất thẩm mỹ cao vì vậy cần tìm hiểu kĩ các phương pháp hiệu quả để điều trị tình trạng bệnh này cũng như cách để phòng tránh nó.
Triệu chứng của viêm da tiếp xúc ở mặt
Viêm ra tiếp xúc vùng mặt được chia làm các mức độ nặng, nhẹ khác nhau nên cũng có các triệu chứng khác nhau.
Viêm da tiếp xúc ở mặt cấp tính
Trên mặt của bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa, dát đỏ, có ranh giới rõ ràng, hiện tượng phù nề, sẩn và có mụn nước trên các vùng da bệnh. Nếu bọng nước bị vỡ sẽ để lại vết trợt tiết dịch và đóng vẩy.
Viêm da tiếp xúc ở mặt bán cấp
Xuất hiện những mảng dát đỏ nhẹ với kích thước nhỏ, bề mặt có vảy da khô. Ngoài ra sẽ có những đốm đỏ nhỏ hoặc sẩn với hình tròn.
Viêm da tiếp xúc vùng mặt mãn tính
Trong giai đoạn này, trên vùng mặt sẽ có các mảng da khô có sọc ngang dọc, sờ vào thấy da dày. Sau dần da sẽ bong vảy cùng các sẩn nhỏ, chắc có hình tròn phẳng. Thêm vào đó là các vết trầy xước, dát đỏ và nhiễm sắc tố.
Cách điều trị viêm da tiếp xúc ở mặt
Việc điều trị viêm da tiếp xúc ở mặt phải tuân thủ theo nguyên tắc và quy trình như sau:
– Trước tiên phải loại bỏ được căn nguyên gây bệnh, bạn nên dừng ngay việc sử dụng các loại mỹ phẩm, kem dưỡng, đặc biệt là các chị em phụ nữ.
– Sử dụng Corticoid toàn với thân liều thấp 15 – 20 mg/ngày, sử dụng trong vòng 3 ngày. Sau đó giảm liều xuống 5 mg/ngày, tiếp tục sử dụng 3 ngày rồi ngừng điều trị.
– Việc điều trị cũng cầu phải phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, giai đoạn tiến triển của bệnh để dùng các chế phẩm có Corticoid có nồng độ khác nhau.
+ Với thương tổn nặng, cấp tính và lan rộng
Tiêm theo đường tĩnh mạch hoặc uống Corticosteroide với liều lượng trung bình và giảm dần trong 2 – 3 tuần.
Kết hợp dùng Corticosteroide dạng gel tại chỗ, bôi hồ nước cho đến khi thương tổn khô. Chuyển sang bôi dạng Corticosteroide Cream khi vùng da bệnh đã khô dịch.
Để làm săn và sát khuẩn da nếu vùng da bệnh tiết dịch thì nên vệ sinh bằng dung dịch thuốc tím 1/10.000.
Cùng với đó, bệnh nhân nên uống thuốc chống kháng histamine. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng do nhiễm khuẩn cần dùng kháng sinh ngay tại chỗ, có thể uống hoặc tiêm.
Cung cấp cho cơ thể các loại vitamin A, E, C, kẽm.
+ Với thương tổn mãn tính
Cũng cần sử dụng kháng histamin để chống ngứa. Bôi mỡ Corticosteroide tác dụng trung bình kết hợp với salisic 5%.
Đến khi vùng da bệnh khô thì dùng xen kẽ mỡ Corticosteroid với một sản phẩm không chứa Corticosteroid như: ure E, AHA,…
Đồng thời cần uống bổ sung các loại vitamin A, E, C, kẽm.
Các biện pháp phòng tránh viêm da tiếp xúc ở mặt
– Hạn chế tiếp cúc với các tác nhân gây viêm da trên vùng mặt.
– Nếu do tính chất công việc phải tiếp xúc với các tác nhân đó cần áp dụng các biện pháp bảo vệ như: đeo mặt nạ, khẩu trang,… để ngăn chặn đến mức tối đa các tác nhân gây bệnh có thể tiếp xúc với vùng da mặt.
– Sử dụng một vài loại kem có khả năng bảo vệ da mặt như: Wonder Glove, Dermaffin, Dermashild,… Đây là những loại kem có tác dụng làm mềm da, ẩm da nên sẽ phòng tránh được các nguy cơ gây kích ứng cho da mặt của bạn.
>> Những cách trị bệnh động kinh tại nhà hiệu quả
Được tổng hợp bởi pokemonviet.info