Cập nhật vào 08/01
Có nhiều quan niệm nói rằng cây dâu tằm mang nhiều âm khí, không tốt cho gia chủ. Thực hư của quan điểm này như thế nào? Nên hay không nên trồng cây dâu tằm trước nhà?
1. Các đặc tính của cây dâu tằm
Dâu tằm là một loại cây khá quen thuộc, được trồng ở khá nhiều nơi ở nước ta, nhất là các tỉnh Bắc bộ.
Cây dâu tằm là một loài cây gỗ từ nhỏ đến nhỡ, lớn nhanh, có thể cao tới 15–20m. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ ăn sâu và rộng 2–3m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10–30cm và rộng theo tán cây.
Quả của cây dâu tằm có vị nhạt, không đậm đà như hương vị của các loại dâu khác như dâu đỏ và dâu đen. Quả của nó có màu từ trắng đến hồng đối với các loại cây được trồng trọt, nhưng màu quả tự nhiên của loài này khi mọc hoang là màu tía sẫm.

2. Có nên trồng cây dâu tằm trước nhà hay không?
Từ xưa đến nay dân gian vẫn lưu truyền quan niệm kiêng trồng dâu trước cửa nhà. Có lẽ mấu chốt vấn đề ở chỗ, trong tiếng Hán, cây dâu đọc là “tang” cùng âm với “tang ma” là biểu hiện của chết chóc.
Vì vậy, trồng dâu trước cửa chẳng hóa ra là ngóng tang ma sao? Bởi vì hung thần chủ trì việc chết chóc, tang ma khóc lóc còn gọi là “tang môn thần”.
Còn theo sách “Hán thư” thì ở nước Vệ có bãi dâu ven sông Bộc, trai gái thường tới đó tụ tập hát gợi chuyện không đứng đắn. Vì vậy, người đời còn coi cây dâu là biểu hiện của quan hệ bất chính giữa trai gái.
“Ra tuồng trên bộc trong dâu
Thì con người ấy ai cầu làm chi”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Với các lý do trên, cây dâu chỉ có thể trồng sau nhà mà không trồng trước cửa. Sở dĩ nhiều người trồng cây dâu tằm sau nhà bởi loài cây này mang nhiều công dụng hữu ích:
Hầu hết các bộ phận của cây dâu tằm đều có vị thuốc quý, kể cả những thứ bám vào cây dâu (như tầm gửi, tổ bọ ngựa, sâu dâu…)
- Lá dâu (tang diệp) có tác dụng hạ sốt, chữa cảm mạo, hạ huyết áp, làm sáng mắt, chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, chứng thổ huyết, làm lành vết thương.
- Vỏ, rễ cây dâu (tang bạch bì): chữa chứng ho lâu ngày, sốt cao, băng huyết, cao huyết áp…
- Cây tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh): có tác dụng trị các chứng đau nhức xương cốt, lợi sữa, an thai.
- Sâu dâu (là ấu trùng của con xén tóc) có tác dụng đối với trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe cho người già yếu.
3. Cây dâu tằm phù hợp với người tuổi gì?
Đi liền với cây dâu có một khái niệm khá đặc biệt được gọi là Tang Đố Mộc. Mệnh Tang Đố Mộc được hiểu là gỗ của loài cây dâu.
Người có Mệnh Tang Đố Mộc thường được sinh vào năm Nhâm Tý và Quý Sửu. Năm Nhâm Tý có Can Nhâm nằm trong dương Thủy, có Chi là Tý nằm trong dương Thủy, Thiên Can và Địa Chi có mối quan hệ là tương hợp nên chắc chắn một điều sẽ là một tài năng bộc phát từ tuổi nhỏ. Đối với Quý Sửu thì Can Quý nằm trong âm Thủy, kết hợp với Chi Sửu nằm trong âm Thổ, trong đó có phần Chi khắc Can nên thường thể hiện cho mối quan hệ không được tốt bằng tuổi ở trên.
Đối với những người tuổi Nhâm Tý và Quý Sửu mang bản mệnh Tang Đố Mộc nên trồng cây dâu tằm sau nhà để trừ tà ma, điềm xấu cho gia đình.
4. Hướng dẫn trồng cây dâu tằm
Chuẩn bị:
- Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng dâu tằm. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
- Đất trồng: Dâu tằm là loại cây ưa ánh sáng và có khả năng thích ứng tốt với nhiều loại đất. Tuy nhiên, để có năng suất, chất lượng quả tốt nhất cần chọn đất có bề dày tầng canh tác >1m, độ pH từ 6,5 – 7.
- Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
- Giống: Cây dâu có thể trồng bằng hạt (nhân giống hữu tính) hoặc trồng bằng cách giâm hom (nhân giống vô tính). Hiện nay, người ta thường chọn phương pháp nhân giống bằng giâm hom bởi cây nhanh cho trái và tuổi thọ bền hơn.
Tiến hành trồng:
Tiêu chuẩn hom: Hom đạt chuẩn phải có 2 mắt trên hom, đường kính ≥ 0,5cm, tuổi hom ≥ 8 tháng. Chặt hom dâu thành từng đoạn dài 18 – 20cm. Vết chặt cách mắt từ 0,5 – 1cm.
Đào hố 40cm x 40cm x 40 cm. Đáy hố bón lót bằng phân hữu cơ, lấp đất đầy miệng hố và cắm hom. Sau khi trồng xong, tiến hành tưới nước bằng vòi phun nhẹ cho cây dâu. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể mua cây giống dâu bán sẵn ở các cửa hàng bán cây giống.
Cách chăm sóc:
- Đối với dâu tằm trồng để thu trái thì các bạn nên chú ý cắt tỉa bỏ bớt lá héo, lá già đi, để lá non có thể mọc ra lại.
- Thường xuyên tưới nước cho cây, nhất là mùa khô.
- Khoảng 15 – 20 ngày sau khi trồng, tiến hành bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Cứ khoảng 1 – 2 tháng tiến hành bón 1 đợt. Mỗi đợt bón phân kết hợp làm cỏ và vun xới cho gốc dâu.
- Nếu bạn không muốn cây cao thì nên dùng dao chặt đứt ngang một vài chỗ không cần thiết.
Đối với các căn hộ chung cư diện tích khoảng 70m2, bạn chỉ nên trồng cây dâu tằm ở ngoài ban công để đảm bảo diệt trừ những điềm xấu và xui xẻo cho gia đình. Bên cạnh việc quan tâm đặt cây ở vị trí thích hợp thì bạn cũng cần chú ý đến việc thiết kế nội thất căn hộ chung cư 70m2 sao cho hài hòa và khoa học nhất để kiến tạo không gian sống tiện nghi, đầy đủ.
Cây dâu tằm là loài cây có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý vị trí trồng cây để đem lại may mắn, xua đuổi tà ma cho căn nhà của gia đình mình.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm: Có nên trồng cây hoa giấy trong nhà không.