Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

7 biểu hiện của bệnh trầm cảm nhẹ ít ai biết

0

Cập nhật vào 07/12

Chứng trầm cảm nhẹ là một dạng của bệnh trầm cảm. Nếu không được điều trị sớm rất dễ dẫn đến bệnh trầm cảm nặng và sẽ khó khăn hơn trong việc điều trị. Chính vì vậy các bạn hãy tham khảo các biểu hiện của bệnh trầm cảm nhẹ sau đây, để có thể phát hiện sớm bệnh.

Hiện nay nhiều người vẫn còn có tâm lý chủ quan với căn bệnh trầm cảm nhẹ. Cứ nghĩ rằng bệnh nhẹ cho nên sẽ không bị sao cả cho nên không đi điều trị. Các bạn có biết rằng ranh giới giữa bệnh trầm cảm nhẹ với căn bệnh trầm cảm nặng là rất mong manh không. Trầm cảm nhẹ rất dễ chuyển sang bệnh trầm cảm nặng nếu không được điều trị sớm. Hãy cùng pokemonviet.info tìm hiểu bài viết sau đây.

7 biểu hiện của bệnh trầm cảm nhẹ

  • Những việc làm hằng ngày bỗng trở nên quá nặng nề, những người bị trầm cảm dễ bị kích động và chậm chạp trong hoạt động. Ví như một ai đó bình thường thành thạo với việc tỉa cây trong vườn nhưng giờ đây để cầm được và sử dụng thành thạo cái kéo tỉa đồng thời kỹ năng cắt đều cành bỗng trở nên quá phức tạp khiến họ làm hỏng, rồi đâm ra cáu gắt, bực với chính mình, đôi khi khóc lóc điên cuồng.
  • Có cảm giác tội lỗi và thất vọng về bản thân mình, đôi khi cảm thấy mình đáng bị phê phán như những điều mà người khác nói. Chẳng hạn như một người nhận thức được chính sự trầm cảm của bản thân mình và điều đó tạo ra cho họ cảm giác mình thật ích kỷ, vô ơn và thất bại quá nhiều vì để mình mắc bệnh và gây phiền hà đến mọi người xung quanh.
  • Cảm thấy nhàm chán, đôi khi trầm cảm khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái lơ ngơ trống rỗng, thậm chí tê liệt hoàn toàn cảm xúc. Chẳng hạn như một người xem một bộ phim hài dài nhiều tập, mỗi tập chiếu nhiều cảnh, nhiều phân đoạn, nhiều tình tiết hài hước, li kỳ nhưng với họ tất cả đều nhàm chán, không nhân vật hay nội dung nào khiến họ có hứng thú và cảm xúc. Họ xem nó vì đơn giản bị buộc phải xem, nó là thứ duy nhất họ có để xem.
  • Giảm hứng thú, động lực trong mọi việc, cho dù đó là sở thích, niềm yêu thích hay là việc họ thường xuyên làm trước đó. Ví dụ như một người trước đó cực kỳ yêu thích nấu ăn nhưng đột nhiên lại không buồn ngó đến góc bếp hay bất cứ thứ gì có liên quan đến nấu ăn, họ phớt lờ chuyện phải vào bếp nấu ăn.
  • Chế độ ăn uống, dinh dưỡng của họ găp vấn đề. Thói quen ăn uống của họ trở nên rối loạn bất thường. Ví như một ai đó đột nhiên “bỏ ăn”- họ không buồn ăn bất cứ thứ gì trong nhiều ngày thậm chí không cảm xúc với thức ăn hoặc đột nhiên trở nên ăn dữ dội, bất cứ thứ gì cũng có thể bỏ vào miệng, muốn ăn tất cả, ăn liên tục.

biểu hiện của bệnh trầm cảm nhẹ 1

  • Gặp vấn đề với giấc ngủ. Thói quen ngủ của họ bị rối loạn, hj bị họ bị rthường có 2 trạng thái xảy ra, đó là mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Ví dụ như một ai đó lúc cần ngủ thì cứ nằm đó nhưng mắt mở xuyên suốt không hề ngủ, đến khi cần tỉnh táo, cần hoạt động thì họ lại lăn ra ngủ, thậm chí thích ngủ thật nhiều, cả ngày lẫn đêm.
  • Đầu tiên có thể dễ nhận thấy “dấu hiệu của trầm cảm nhẹ” là khi bắt gặp một ai đó với khí sắc trầm, nét mặt hay tâm trạng ủ dột, buồn rầu, u sầu, chán chường, lo lắng, hoặc bi quan. Chẳng hạn như trong một nhóm bạn bè nào đó đang tham gia một hoạt động cực kỳ sôi động và ai cũng vui vẻ, nhưng với người trầm cảm sẽ dễ dàng nhận thấy họ không có biểu lộ sự hân hoan mà thay vào đó vẫn là khuôn mặt thường xuyên buồn bã, chán chường, không cảm xúc hoặc là một người nào đó hay ngồi khóc một mình.

Các bạn nếu phát hiện người thân của mình có những biểu hiện của bệnh trầm cảm nhẹ ở trên đây thì hãy đưa người bệnh đi khám bác sĩ ngay để có cách chữa bệnh trầm cảm nhẹ phù hợp nhé. Đừng để bệnh trở nặng đến lúc đấy bạn hối cũng không kịp đâu.

biểu hiện của bệnh trầm cảm nhẹ 2

Cách giải quyết khi bị trầm cảm nhẹ: Hãy chia sẻ.

Nhiều bạn trẻ khi bị trầm cảm nhẹ luôn trong trạng thái buồn rầu, bực bội, rầu rĩ, cáu gắt vì những chuyện rất bình thường. Nhiều người luôn nghĩ rằng mình không làm được việc gì, bất tài, vô dụng và không giúp ích được cho mọi người, cho xã hội nên muốn buông xuôi tất cả mọi thứ. Điều này khiến cho rất nhiều người có triệu trứng như đau đầu, đau ngực, đau cơ, không còn hứng thú tham gia bất kỳ hoạt động nào và vô cảm với mọi thứ.

Khi bị trầm cảm nhẹ, người ta thường có xu hướng đổ lỗi cho một nguyên nhân trực tiếp nào đó. Chẳng hạn như dịch bệnh, thiên tai, tỷ lệ thất nghiệp, người khác không quan tâm, chia sẻ,…Những áp lực về sự phát triển, hội nhập của xã hội chính là những nguyên nhân khiến người trẻ bị ảnh hưởng về tâm lý, vật chất và dẫn đến trầm cảm.

Dựa vào mỗi nguyên nhân thì bác sĩ sẽ có những cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân trầm cảm nên thực hiện những điều sau:

  • Điều trị bền bỉ.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thay đổi lối sống của bản thân.
  • Trung thực khi điều trị bệnh.
  • Có các biện pháp giảm căng thẳng trong học tập, công việc.
  • Đừng bao giờ tuyệt vọng và nghĩ đến cái chết.

Bác sĩ điều trị bệnh trầm cảm nhẹ tốt nhất chính là bản thân người bệnh. Cũng không có cách nào để phòng ngừa và ngăn chặn trầm cảm một cách chắc chắn. Tuy nhiên, việc có một lối sống lành mạnh, khoa học chính là chìa khóa để bạn có một cuộc sống khỏe mạnh cả về thể chất và tâm lý.

>>Những cách trị bệnh động kinh tại nhà hiệu quả

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.